3 Yếu Tố Quan Trọng Khi Xây Dựng Thương Hiệu Quán Cafe

Yếu tố quan trọng khi xây dựng thương hiệu cafe là gì? Cùng Hian Interior tìm hiểu những yếu tố đòi hỏi sự nhất quán nhằm xây dựng thương hiệu cà phê hiệu quả. Và các nhà khởi nghiệp trẻ tuổi cần làm gì để tồn tại, phát triển và khẳng định vị thế giữa một thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh ngay trong bài viết sau đây.

1. Nhất quán với giá trị thương hiệu cà phê mang lại

Giờ thì giá thành hay vị trí đẹp cũng chưa chắc mang đến thành công cho thương hiệu cà phê. Đã qua rồi cái thời chỉ cần chọn thuê một mặt bằng đẹp, một ngôi nhà ở vị trí trung tâm rồi kết hợp chương trình giảm giá nhân dịp khai trương thì sẽ “auto hút khách.”

Khách hàng và người thưởng thức cà phê giờ đã có nhiều sự lựa chọn hơn, chưa kể đến hình thức phục vụ hay thanh toán cũng đa dạng và phong phú hơn. Một thương hiệu cà phê không có các đặc tính cạnh tranh vượt trội, cũng không mang lại giá trị nào cụ thể thì chính khách hàng cũng không biết trao gửi niềm tin vào đâu.

Có thể chia giá trị thương hiệu ra thành hai nhóm. Một là giá trị thương hiệu cà phê trực tiếp mang lại, hai là giá trị của bản thân khách hàng mục tiêu.

Giá trị thương hiệu mang lại phải phù hợp với bản sắc thương hiệu theo đuổi. Chẳng hạn Gờ Cafe không thể bán ra sản phẩm có giá bình quân vài chục ngàn đồng, trong khi mặt bằng nằm ở trục đường lớn hay bật máy lạnh suốt 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Katinat sẽ “mang phong vị thế giới về Việt Nam” kiểu gì nếu ly cà phê của họ giá chẳng cao hơn “cà phê bệt” là bao?

Về phương diện giá trị của khách hàng, nó hoàn toàn trái ngược với giá trị thương hiệu mang lại. Giá trị của khách hàng bao gồm cả cách bản thân vị khách nhìn nhận và đánh giá chính mình, cũng như cách những người xung quanh nhận xét và đánh giá họ.

Các thương hiệu nước Mỹ là bậc thầy trong việc xác định giá trị khách hàng mục tiêu. Lấy ví dụ của thương hiệu cà phê Starbucks, họ hiểu rằng khách hàng mục tiêu của mình không phải là những người xuề xoà hay thiếu chỉnh tề trong phong cách, quan điểm sống cũng như cách hành xử.

Khách hàng mục tiêu của Starbucks là những người hiểu đúng về giá trị bản thân, đồng thời mong muốn được những người xung quanh ghi nhận giá trị của mình theo hướng tích cực. 

Có thể nhìn thấy đội ngũ thương hiệu cà phê Starbucks thấu hiểu điều này ra sao, khi nhìn vào phong cách phục vụ của nhân viên order, cách các bạn ghi tên và lời chúc dành cho khách hàng trên ly hay giao tiếp với từng vị khách tìm đến như một người bạn đúng nghĩa.

Với các thương hiệu cà phê trong nước, thật khó để làm hài lòng mọi người và chinh phục hàng trăm triệu khách hàng Việt Nam. Thương hiệu cà phê của bạn cũng không thể cùng lúc sở hữu hay lan toả quá nhiều giá trị tích cực. Hãy chọn xây dựng và theo đuổi nhất quán một chuỗi các giá trị nhất định, phù hợp với cả định hướng và nguồn lực đội ngũ của mình.

2. Nhất quán với hình ảnh thương hiệu cà phê của mình

Ngoài vấn đề về bản sắc thương hiệu, không ít nhà khởi nghiệp trong nước còn thiếu nhất quán với cả hình ảnh thương hiệu cà phê của mình. Thậm chí xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê mà không có tông giọng thương hiệu nào nhất định.

Cũng như câu nói nổi tiếng “cuốn sách sẽ thể hiện tâm hồn của người đọc”, hình ảnh cũng sẽ là công cụ để thể hiện tâm hồn của một thương hiệu doanh nghiệp.

Thực tế ở Việt Nam đang có nhiều mô hình kinh doanh thương hiệu cà phê, nhiều ý tưởng kinh doanh thương hiệu cà phê khác nhau, nhưng tựu chung lại vấn đề thường gặp nhất thì vẫn còn bỏ ngõ – hầu hết các thương hiệu đều đang xây dựng và đi theo một hình ảnh giống nhau.

Nói chính xác hơn thì phần lớn thương hiệu cà phê trong nước chưa có hình ảnh nào rõ ràng, cụ thể và được công nhận chính thức bởi thị hiếu người tiêu dùng. 

Hình ảnh và tâm hồn thương hiệu có nhiều mối liên quan mật thiết đến nhau. Hình ảnh thương hiệu cà phê là đáp án cho câu hỏi tại sao khách hàng chọn quán A thay vì quán B, vì sao họ chấp nhận bỏ qua lợi ích của quán E để trung thành gắn bó với quán F?

Trong trường hợp bạn từng cảm nắng một anh chàng hay cô nàng đang giúp người già qua đường, hay thay đổi định kiến khi thấy chàng trai xăm trổ giúp đứa bé đi lạc tìm người thân. Chắc chắn bạn cũng dễ có thiện cảm với một thương hiệu cà phê có hình ảnh tích cực, nhất quán và mang lại giá trị cho cộng đồng.

Hình ảnh thương hiệu không chỉ là lời nói cụ thể mà đội ngũ nhân sự gửi đến khách hàng. Đó có thể là một hành động đơn giản như gợi ý khách sử dụng mã giảm giá sẵn có, chủ động hỏi khách đi cùng con nhỏ có cần ghế riêng cho trẻ hay không, hoặc luôn ưu tiên cho khách order trước dù người order sau là “khách ruột” đi chăng nữa.

3. Nhất quán cả thương hiệu cạnh tranh

Nghe hơi kì lạ nhưng việc nghiên cứu, tìm hiểu về thương hiệu cạnh tranh đôi khi còn quan trọng hơn việc nghiên cứu, tìm hiểu về khách hàng mục tiêu của chính mình.

Không phải lúc nào cũng xuất phát từ mong muốn và quan điểm tiến bộ, nhiều quá trình nghiên cứu khách hàng mục tiêu được thực hiện chỉ để thoả mãn nhận định chủ quan của người lãnh đạo, hoặc “được thêm vào” cho đúng quy trình và không làm mất đi tính khoa học của chiến lược thương hiệu.

Trên thực tế có không ít cuộc khảo sát, thống kê với phần lớn người tham gia không hề đóng góp cho thành công của sản phẩm hay thương hiệu trong tương lai. Nghĩa là họ được trả tiền để tham gia góp ý, được tặng quà và sản phẩm đi kèm để sau đó gửi lại phản hồi, hoặc đơn giản chỉ là thích tham gia những buổi khảo sát ý kiến mà thôi.

Trong khi đó quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thương hiệu cạnh tranh giúp mang lại các chỉ số, thông tin mang tính khách quan cùng với độ xác thực cao hơn. Bạn sẽ biết được khách hàng tìm đến thương hiệu đó vì lý do gì, đặc tính nhân khẩu học của những người đó ra sao, họ thường tìm kiếm một “điểm hẹn cà phê” qua các kênh nào,…

Từ đó xây dựng hoặc có điều chỉnh thích hợp trong định vị thương hiệu, tông giọng thương hiệu và cải thiện tốt hơn nữa trong hành trình trải nghiệm khách hàng. 

Thế giới hiện đại hôm nay nơi chứng kiến hàng trăm thương hiệu cùng ngành đang ngày đêm cạnh tranh nhau, mỗi ngày con người chúng ta được tiếp xúc với hàng vạn thông điệp quảng cáo bằng chữ viết lẫn hình ảnh, cơ hội “xoay chuyển nhận thức” khách hàng luôn rộng mở cho bất cứ tên tuổi nào trên thị trường.

Khi quay lại câu chuyện của Gờ Cafe, Phúc Long và Katinat mà Vũ đề cập ở phần đầu bài viết, bạn sẽ nhận ra rằng “các thương hiệu không cùng hệ giá trị thì cũng chẳng cạnh tranh nhau làm gì.” Tuy nhiên họ luôn nhận thức tốt và nhất quán theo đuổi cuộc cạnh tranh sòng phẳng, tích cực với các thương hiệu có cùng hệ giá trị (phần nào đó là cùng tính cách và cả triết lý vận hành).

Katinat sẽ luôn so kè với Chesse Coffee, Gờ Cafe thì luôn chạy đua với Aha hay Viva Coffee . Trong khi đó dù có hơn nửa thế kỷ hoạt động trong lĩnh vực trà và cà phê, nhưng Phúc Long vẫn phải dè chừng trước sự bành trướng mỗi ngày của Trung Nguyên, Cộng Cà Phê và The Coffee House.

Những cuộc chạy đua thầm lặng, sòng phẳng nhưng nhất quán và bền bỉ cũng chính là động lực, là niềm tin để mỗi thương hiệu cà phê Việt Nam tiến lên phía trước. Không chỉ vì khát vọng làm giàu cho bản thân nhà sáng lập hay đội ngũ nhân sự, mà còn vì mục tiêu lớn hơn, vĩ mô hơn là giúp hình ảnh thương hiệu cà phê trong nước vươn ra thế giới. Hy vọng những thông tin Hian Interior chia sẻ sẽ giúp bạn thành công trong việc xây dựng thương hiệu quán cafe cá nhân của riêng mình.