Kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu là những kinh nghiệm quý báu nhất, giúp các chủ quán cafe trẻ tìm được định hướng, cách thức mở quán cafe đông khách. Hôm nay, Hian Interior xin chia sẻ một vài kinh nghiệm mở quán cafe tổng hợp lại của các đàn anh đi trước ở các vị trí nhân viên, quản lý cửa hàng của các hãng cafe lớn như The Coffe House, Highland Coffe…Hy vọng bài viết này đưa ra lộ trình rõ ràng giúp các bạn xác định đúng mục tiêu kinh doanh quán cafe của mình.
1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh quán cafe
Mở quán cafe cần sự đầu tư nghiêm túc về thời gian và tiền bạc. Đầu tiên, bạn cần dành thời gian để tìm hiểu , phân tích các yếu tố quyết định sự thành công của việc kinh doanh quán cafe. Việc này có nghĩa là bạn cần học hỏi kinh nghiệm khi mở quán cafe từ những người đi trước, xem tại sao họ thành công, tại sao họ thất bại và rút kinh nghiệm, tìm ra phương thức kinh doanh phù hợp nhất với cá nhân mình.
Để thực hiện nghiên cứu, phân tích, các bạn có thể tìm đọc các câu truyện thành công mở quán cafe trên internet kết hợp với quan sát thực tế. Bạn có thể ghé thăm các quán cafe khác nhau, phân tích tập khách hàng của từng quán và tìm ra điểm chung giữa họ. Một số vấn đề về khách hàng của từng quán khiến mình quan tâm là:
- Họ là ai?
- Họ đến quán cafe làm gì?
- Họ đến trong khoảng thời gian nào?
- Cách trang trí, cách thức phục vụ của từng quán ra sao?
Dưới đây là hành vi tiêu dùng, hưởng thụ, cách thức uống cafe của người dân tại 2 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM mà mình tổng hợp được:
- Đối tượng sử dụng cafe thường là nam/nữ, độ tuổi từ 16-39, tần suất uống cafe trung bình khoảng 2 lần/tuần. Khác hàng nữ thường chọn uống cafe ở các quán cafe dạng chuỗi (Coffee Bene, The Coffee House, Highland coffee,…) trong đó, nam giới lại lựa chọn uống cafe ở các quán bình dân hoặc các cafe truyền thống như Trung Nguyên Coffee
- Thời điểm uống cafe của khách hàng: Buổi sáng trước khi làm việc, buổi trưa, buổi tối sau khi tan sở. Vào các ngày cuối tuần, nhu cầu sử dụng cafe ở các đối tượng này tăng cao. họ có thể đến quán uống cafe, tụ họp bạn bè vào nhiều thời điểm khác nhau
- Bên cạnh các yếu tố về giá cả, hương vị, không gian quán là yếu tố lớn nhất khiến các quán cafe độc lập được người tiêu dùng ưa thích.
- Thông thường, giá cho 1 ly cafe ở các quán bình dân dao động từ 10k – 25k/ly. Trong đó, chi phí cho 1 ly ở các quán cafe dạng chuỗi là 40-60k
Bạn cũng nên khảo sát xung quanh khu vực bạn có ý định mở quán cafe xem nhu cầu khách hàng ra sao rồi tổng hợp dữ liệu lại phục vụ cho việc ra quyết định của mình là: Có nên mở quán cafe ở khu vực đó hay không?
2. Lên ý tưởng kinh doanh quán cafe
Chắc hẳn khi quyết định bắt tay vào mở quán cafe bạn đã hình dung trong đầu một vài ý tưởng và mô hình kinh doanh rồi chứ? Đây là hai yếu tố quan trọng giúp bạn định hình được phong cách thiết kế, menu và cả cách thức marketing cho quán.
Vậy làm thế nào để có ý tưởng và mô hình kinh doanh cafe phù hợp? Câu trả lời chính là Bạn nên xây dựng ý tưởng kinh doanh quán cafe dựa trên tập khách hàng mục tiêu của mình, ngân sách và cả sở thích của chính bạn nữa. Đây là yếu tố quan trọng giúp thu hút khách hàng, tránh thâm hụt vốn và hơn hết là giúp bạn có động lực trong kinh doanh.
Ngoài ra, bạn có thể học hỏi thêm ý tưởng từ các quán cafe nổi tiếng, kết hợp với sự sáng tạo của bản thân để cho ra phong cách ưng ý nhất nhé.
3. Chọn phong cách và mô hình quán cafe
Mô hình kinh doanh cafe ngày một đa dạng để đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Hiện nay có nhiều phong cách và mô hình quán cafe độc đáo nhất được nhiều người lựa chọn để đầu tư kinh doanh. Hãy dựa vào tiềm lực tài chính, kinh nghiệm của bản thân để chọn cho mình một mô hình phù hợp bạn nhé.
4. Dự tính chi phí mở quán cafe
Khi bắt đầu kinh doanh, bạn đều cần lên kế hoạch kinh doanh quán cafe, phương hướng cần triển khai và tính toán kỹ các chi phí phát sinh, từ cái bóng đèn cho tới cái thìa, cái cốc. Đừng lầm tưởng chỉ liệt kê các đầu mục và điền vào đó mức giá tham khảo là xong, bạn còn cần xác định mảng đầu tư mũi nhọn của mình là gì, chia tỷ lệ như thế nào để khai thác nguồn vốn hiệu quả.
Cùng đi vào từng hạng mục chi tiết để phân bổ chi phí mở quán cafe sao cho khoa học nhé. Trước khi lên chi phí thuê mặt bằng, bạn cần xác định rõ điều kiện về vị trí, diện tích cũng như tiện ích xung quanh để có dự tính chính xác. Ví dụ với mô hình cafe sân vườn, chắc chắn địa điểm đặt quán phải là nơi yên tĩnh, diện tích lớn, có chỗ để xe rộng rãi và hơn cả là dễ dàng cải tạo đất trồng cây xanh. Mặc dù chi phí sẽ đội lên khá cao nhưng đây lại là yếu tố cạnh tranh lớn nhất giúp thu hút khách, đồng thời bạn có thể lược bớt hạng mục chi phí khác để cân đối vốn.
5. Thiết kế không gian quán cafe
Không gian quán cafe ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm của khách hàng nên đây là yếu tố cần được trau chuốt cẩn thận và cập nhật liên tục theo xu hướng mới.Đôi khi khách hàng kéo đến quán của bạn chỉ vì khi ở đây họ cảm thấy thoải mái, như được trở về nhà hoặc thích hợp để thư giãn sau ngày làm việc mệt mỏi.
Dưới đây là các bước thiết kế không gian quán cafe mang lại trải nghiệm thú vị cho khách hàng, cùng tham khảo nhé. Thiết kế không gian quán cafe theo phong cách phù hợp với khách hàng
5.1 Lựa chọn phong cách thiết kế quán cafe
Phong cách thiết kế là yếu tố đầu tiên khách hàng cảm nhận được khi bước chân vào quán, nếu bạn đã định hình được một phong cách phù hợp thì những bước trang trí, thi công còn lại sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Nếu bạn đang tìm kiếm phong cách thiết kế phù hợp với sở thích và ngân sách của mình thì hãy tham khảo bài viết sau đây để có lựa chọn đúng đắn nhé.
5.2 Thuê đơn vị thi công hoặc tự thiết kế
Sau khi đã định hình được phong cách cho quán cafe, bạn nên tìm tới đơn vị thi công có nhiều kinh nghiệm triển khai các dự án tương tự. Bên cạnh chi phí, yếu tố thẩm mỹ, bạn còn cần để ý tới chất liệu nội thất họ sử dụng khi thi công, đây là yếu tố nhiều chủ quán bỏ qua khiến tốn nhiều công sức bảo trì, sửa chữa sau đó
Nếu bạn đang cần thuê đơn vị đội ngũ thiết kế thi công nhanh chóng, trọn gói trên toàn quốc hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Hian Interior đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công quán cafe. Gọi ngay hotline để đặt lịch tư vấn tận nơi miễn phí: 0909 965 798
6. Thiết kế menu cho quán cafe
Thực đơn (menu) cần thể hiện tầm nhìn và chủ đề của quán. Để lên ý tưởng thiết kế manu cho quán cafe, các bạn cần quan tâm đến các yếu tố về vị trí, cách sắp xếp các loại đồ uống phụ vụ, cách lựa chọn hình ảnh thực phẩm, màu sắc, font chữ, các đoạn mô tả sản phẩm, giá cả chi tiết,…
Để tiết kiệm chi phí, các bạn có thể tự chụp ảnh sản phẩm, thiết kế manu quán cafe cho riêng mình. Nếu biết nhiều về đồ họa, các bạn có thể sử dụng các công cụ thiết kế chuyên nghiệp như Inlustrator, Photoshop,… Nếu không chuyên, các bạn có thể thiết kế bằng công cụ trực tuyến Canva. Sau khi thiết kế bản mềm, đừng quên tham khảo ý kiến của bạn bè, những người có kinh nghiệm mở quán cà phê và điều chỉnh lại thật đẹp, chuyên nghiệp bạn nhé!
7. Thuê nhân viên
Tính đặc thù của công việc kinh doanh quán cafe nằm ở chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Vì thế, để có thể xây dựng thiện cảm cho khách hàng, khiến họ hài lòng, bạn cần phải tạo dựng một quy trình chuẩn chung về dịch vụ khách hàng cho nhân viên, từ cách chào hỏi, giới thiệu đồ uống cho khách đến việc phục vụ, giải đáp thắc mắc,… cho họ.
Trong giai đoạn đầu mở quán, bạn có thể tìm, thuê nhân viên có kinh nghiệm pha chế, phục vụ để làm việc. Tuy nhiên, về lâu dài, bạn cần tìm kiếm, đào tạo những nhân viên có thái độ phục vụ tốt nhất.
8. Hoàn tất thủ tục mở quán
Thủ tục mở quán cafe thường bao gồm giấy sử dụng đất, giấy phép kinh doanh, cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm và một số giấy tờ khác. Trước ngày khai trương, bạn cần hoàn thiện đầy đủ thủ tục mở quán để tránh khỏi các rắc rối về pháp lý, có khởi đầu thuận tiện và may mắn
9. Chuẩn bị cho khai trương
Khâu chuẩn bị cho khai trương vô cùng quan trọng, thay vì chỉ thông báo trên fanpage, giới thiệu với bạn bè. Bạn cũng có thể bỏ ra chi phí nhỏ để phát tờ rơi, đầu tư cho chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút khách hàng.
Những khách hàng đầu tiên của quán thường là người quen nên bạn cũng cần chuẩn bị nhân sự đầy đủ, có mặt để đón tiếp chu đáo.
10. Marketing cho quán cafe
Khâu marketing cần được thực hiện tốt từ khi đang thiết kế quán cho đến khi đi vào hoạt động. Đây là bước quan trọng giúp tiếp cận với khách hàng mục tiêu, gia tăng tính nhận diện thương hiệu và tăng doanh thu hiệu quả. Một vài cách thức marketing được nhiều quán cafe sử dụng là chạy quảng cáo trên facebook, phát tờ rơi, chương trình ưu đãi…
11. Lên giải pháp quản lý quán cafe hiệu quả
Giải pháp quản lý quán cafe đang được nhiều ông chủ áp dụng đó là ứng dụng phần mềm vào quy trình vận hành cũng như kiểm soát hiệu quả hoạt động. Các phần mềm quản lý quán cafe có tính năng giúp kiểm soát bàn trống, nguyên vật liệu, order tại bàn, điều phối nhân viên cũng như quản lý tài chính hiệu quả.
Cung cấp cái nhìn tổng quan đến chi tiết cho chủ quán về tình hình hoạt động của cửa hàng, dễ sử dụng, chi phí hợp lý. Hãy lựa chọn cho mình phần mềm quản lý quán cafe ngay hôm nay để cải thiện doanh thu cũng như tăng chất lượng dịch vụ nhé.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mở quán cafe dành cho người mới bắt đầu khỏi nghiệp. Hy vọng những thông tin bổ ích mà Hian Interior chia sẻ sẽ giúp bạn sử dụng tốt nguồn vốn, có các quyết định đầu tư hiệu quả vào dự án kinh doanh của mình.